Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ giáo dục
Khi cá nhân thấy sai thông tin nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ của mình thì có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện được chỉnh sửa và thủ tục thực hiện.
Các trường hợp được chỉnh sửa
– Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ; người học được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch; đăng ký khai sinh quá hạn; đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.
– Người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.
Trình tự thực hiện
– Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng; chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ;
Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiến hành chỉnh sửa các nội dung tương ứng ghi trong sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
>> Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;
– Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
– Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng; chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
– Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch; điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;
Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định trên có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền; chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.
Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa
Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự điều chỉnh về thẩm quyền thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ.
– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
– Bằng tốt nghiệp trung cấp; bằng tốt nghiệp cao đẳng; bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường; nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;
– Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường Đại học cấp bằng thạc sĩ;
– Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.
Thời hạn giải quyết
– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giấy tờ hợp lệ
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Quy định của pháp luật về trả tiền bảo hiểm mới nhất
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả vụ trả tiền bảo hiểm là khi nào? Hạn mức và số tiền được trả là bao nhiêu? Quy định [...]
Hủy giá trị hộ chiếu đối với người không còn thuộc đối tượng sử dụng
Hủy giá trị hộ chiếu đối với người không còn thuộc đối tượng sử dụng được nêu ra dưới đây chỉ áp dụng đối [...]