Cho mượn xe thực hiện hành vi phạm tội có bị xem là đồng phạm?
Việc xác định chính xác tội phạm có hay không có đồng phạm trong vụ án hình sự sẽ tránh được trường hợp bỏ lọt tội phạm. Vậy đồng phạm trong vụ án hình sự là gì?Trường hợp cho người khác mượn xe thực hiện hành vi phạm tội có được coi là đồng phạm?
Thế nào là đồng phạm?
Điều 17 Bộ luật hình sự nêu rõ: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Muốn xác định vụ án xảy ra có đồng phạm hay không thì phải dựa vào các căn cứ sau đây:
- Đồng phạm là phải có từ hai người trở lên tham gia cùng một tội phạm. Nếu thiếu yếu tố này thì không có đồng phạm.
- Những người tham gia thực hiện có cùng chung hành động với nhau.
- Mối quan hệ nhân quả hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả nguy hiểm. Hành vi của các đồng phạm khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây nguy hiểm cho xã hội.
- Đồng phạm phải do cùng cố ý thực hiện tội phạm do lỗi cố ý. Sự cùng cố ý thực hiện tội phạm của những người đồng phạm thể hiện trên mặt lý trí và ý chí như sau:
Về lý trí: Mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và đều biết người khác cùng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình.
Về ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
Các loại đồng phạm
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm
Người thực hành là người tự mình trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc 1 phần hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có thể sử dụng hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội.
Người thực hành không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan mà lại có hành vi cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, bản thân những người bị tác động mà đã thực hiện hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự (chưa đạt độ tuổi luật định hoặc mắc bệnh tâm thần…).
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
– Người chủ mưu: Là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, đề xuất âm mưu, vạch ra phương hướng, đường lối hoạt động chung cho nhóm đồng phạm, kích động thúc đẩy đồng bọn phạm tội.
– Người cầm đầu: Là người thành lập ra các nhóm đồng phạm, tham gia soạn thảo kế hoạch, phương hướng hoạt động chính của nhóm đồng phạm, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn và đôn đốc, điều khiển mọi hoạt động của nhóm đồng phạm. Người cầm đầu có thể không phải là người sáng lập ra nhóm đồng phạm, họ tham gia khi nhóm đồng phạm đã hình thành và vì lý do khác nhau, họ đã thực hiện vai trò điều khiển hoạt động của nhóm.
– Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
Hành vi xúi giục thể hiện bằng tác động tư tưởng làm nảy sinh ý định phạm tội ở người khác khi họ chưa có ý định phạm tội hoặc chần chừ chưa muốn phạm tội. Hành vi xúi giục được thực hiện trước khi người thực hiện hành vi bắt tay vào việc phạm tội, là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người thực hành. Thủ đoạn xúi giục đa dạng như dụ dỗ, lừa phỉnh, cưỡng ép…
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
Hành vi giúp sức gồm: cung cấp công cụ, phương tiện, cung cấp thông tin cần thiết, chỉ dẫn, góp ý kiến cho việc phạm tội thuận lợi. Hành vi giúp sức còn thể hiện bằng sự hứa hẹn che giấu công cụ phương tiện của tội phạm và che giấu người phạm tội. Hành vi giúp sức có thể xảy ra trước hoặc sau khi người thực hiện hành vi thực hiện tội phạm. Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm.
Cho người khác mượn xe thực hiện hành vi phạm tội có bị xem là đồng phạm?
- Trường hợp 1: Nếu chủ xe cho người khác mượn xe nhưng không biết người mượn xe thực hiện hành vi phạm tội thì không bị xem là đồng phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.Để phục vụ điều tra, cơ quan công an phải tạm giữ phương tiện. Sau khi xác minh, nếu chiếc xe này không liên quan đến hành vi phạm tội thì khi xét xử, tòa án sẽ tuyên trả lại xe cho chủ xe.
- Trường hợp 2: Nếu chủ xe cho người khác mượn xe nhưng biết người mượn xe thực hiện hành vi phạm tội mà vẫn giao xe cho họ, đồng thời sau khi biết người đó thực hiện hành vi còn cố ý che giấu công cụ, phương tiện phạm tội và che giấu người phạm tội thì chủ xe sẽ bị truy tố cùng tội danh với người phạm tội, vai trò là đồng phạm giúp sức. Chiếc xe cũng sẽ bị tịch thu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề cho người khác mượn xe thực hiện hành vi phạm tội có bị xem là đồng phạm. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Chủ xe có phải bồi thường nếu người khác mượn xe gây tai nạn không?
Mua dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi mua dâm
Mua dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi mua dâm gồm những hình thức xử phạt nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội [...]
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng [...]