Điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển
Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện kinh doanh dịch vụ dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây Lawkey xin được chia sẻ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển tới quý khách hàng:
♦ Căn cứ pháp lý: Bộ luật hàng hải 2015; Nghị định 111/2016/NĐ-CP; Nghị định 147/2018/NĐ-CP;
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển bao gồm:
1. Điều kiện về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ đóng tàu
Điều kiện về kiểm tra chất lượng
Cơ sở đóng tàu phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu đóng mới, hoán cải tàu biển, với số lượng cán bộ tối thiểu của mỗi bộ phận, cụ thể như sau:
– Đối với cơ sở đóng tàu loại 1: 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 04 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy;
– Đối với cơ sở đóng tàu loại 2: 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 02 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tàu thủy.
Điều kiện về cán bộ kỹ thuật:
– Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển.
Điều kiện về thợ đóng tàu:
– Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 05 thợ hàn kim loại, 02 thợ cơ khí, 03 thợ điện và 03 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương.
– Cơ sở đóng tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 03 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 01 thợ cơ khí, 01 thợ điện và 02 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.
>> Xem thêm: Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
2. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
– Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.
>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển
3. Điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường
– Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
– Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
4. Điều kiện về hệ thống quản lý chất lượng
– Cơ sở đóng tàu loại 1 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương, hệ thống quản lý an toàn và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì áp dụng trong suốt quá trình hoạt động.
– Cơ sở đóng tàu loại 2 phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quy trình công việc đóng mới và hoán cải tàu biển theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trong thời gian 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện hoạt động và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
>> Xem thêm: Quy định pháp luật về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Trên đây là những thông tin về điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải tàu biển. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: Lawkey
Tên trùng và gây nhầm lẫn trong tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Việc đặt tên cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần phải tuân thủ theo những quy định nhất định của pháp luật. [...]
Hợp đồng mượn tài sản là gì? Đặc điểm của hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là gì? Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản gồm những gì? Quyền và nghĩa vụ của các [...]