Quy định về nhận nuôi con nuôi qua tình huống cụ thể

Quy định về nhận con nuôi theo pháp luật hiện hành là như thế nào? Lawkey sẽ phân tích tình huống cụ thể dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé.


Tình huống:

Bà N.T.H muốn nhận bé N.V.Đ làm con nuôi. Được biết hoàn cảnh của cháu N.V.Đ như sau: Cháu năm nay 9 tuổi, đang sống cùng mẹ, hiện giờ mẹ cháu Đ muốn đi lấy chồng và người chồng đó không đồng ý để mẹ mang cháu về chung sống cùng họ. Vì vậy, bà H muốn được tư vấn để nhận nuôi cháu một cách hợp pháp. Được biết, mẹ cháu Đ và cháu Đ đều đồng ý.


Luật sư tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

Quy định về nhận nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi

Người được nhận làm con nuôi

Người được nhận làm con nuôi có điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

– Trẻ em dưới 16 tuổi;

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

+ Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

+ Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Người nhận con nuôi

Theo quy định của Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, cá nhân muốn nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau:

“…Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.”

Như vậy, người nhận con nuôi cần đảm bảo những điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp pháp luật quy định không được nhận con nuôi

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Đối chiếu với tình huống cụ thể của anh/chị

Thứ nhất, đối với người nhận con nuôi là bà N.T.H

Bà N.T.H sẽ được quyền nhận nuôi cháu N.V.Đ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi như chúng tôi đã phân tích ở trên, đồng thời không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với người được nhận làm con nuôi là cháu N.V.Đ

Cháu N.V.Đ năm nay 9 tuổi, đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010.

Bên cạnh đó, Luật nuôi con nuôi cũng quy định nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Do đó, cần bổ sung văn bản nêu ý kiến của cháu Đạt về việc đồng ý làm con nuôi.

Thứ ba, đối với người có liên quan

Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định: Việc nhận con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại.

Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Trường hợp của anh/chị có nói rằng mẹ cháu Đ đã đồng ý cho làm con nuôi, nhưng lại chưa nhắc đến bố đẻ của cháu Đ. Cho nên, cần bổ sung văn bản đồng ý của cả bố đẻ và mẹ đẻ cháu Đạt, nếu bố cháu Đ đã mất thì chỉ cần ý kiến đồng ý của mẹ cháu.

Thứ tư,Trình tự thực hiện thủ tục nhận con nuôi hợp pháp:

– Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (đối với các trường hợp thông thường) hoặc tại UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú (nếu là cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ, người giám hộ của người được nhận làm con nuôi);

– UBND cấp xã  kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan;

– Công chức tư pháp-hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nuôi và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;

– Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi.

– Người nhận con nuôi nhận Giấy chứng nhận nuôi con nuôi tại trụ sở UBND cấp xã (nhận tại Lễ giao nhận con nuôi)

Thứ năm, Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ thì Cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện thủ tục đăng ký nhận con nuôi là: UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi hoặc UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp.

Có vấn đề gì cần tư vấn, Quý khách hàng có thể liên hệ với Lawkey theo thông tin sau:

Điện thoại: 024 665 65 366       |        Hotline: 0967 591 128

Hoặc để lại lời nhắn trên Fanpage Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật

Công ty LawKey, Đại lý thuế TaxKey 

Hà Nội: Phòng 1704, tòa nhà B10B đường Nguyễn Chánh, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy

Đà Nẵng: Kiệt 546 (H5/1/8) Tôn Đản, P. Hòa Phát, Q. Cẩm Lệ

Hồ Chí Minh: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu