Quyền nhân thân của tác giả
Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định các quyền tương ứng đối với mỗi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Mọi tác giả đều có quyền nhân thân và quyền tài sản. Vậy quyền nhân thân của tác giả là gì? Luật Sở hữu trí tuệ quy định thế nào về loại quyền này?
Quyền nhân thân là gì?
Quyền nhân thân là những quyền chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả, không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào thậm chí ngay cả trong trường hợp tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp đó chết.
Quy định của pháp luật về quyền nhân thân
Quyền nhân thân mang yếu tổ tinh thần, phi vật chất, gồm:
– Quyền đặt tên cho tác phẩm
+ Tên tác phẩm không được bảo hộ độc quyền. Quyền tác giả không bảo hộ về nội dung, ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức nên được đặt trùng tên.
+ Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Lưu ý, những tác phẩm không được đặt tên vẫn được bảo hộ.
– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
+ Được tên thật, bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Khi người khác sử dụng phải nêu tên tác giả nhằm cá biệt hóa tác phẩm
+ Mục đích của quyền này để tác giả được hưởng các quyền mà pháp luật sở hữu trí tuệ quy định.
– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
+ Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm
+ Công bố là là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
Lưu ý, Trường hợp người nước ngoài không hoặc chưa công bố tác phẩm lần đầu tiên tại Việt Nam vẫn được bảo hộ theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. ( Khoản 2 Điều 13 Luật SHTT)
– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
+ Ngoại lệ: Trích dẫn hợp lý tác phẩm với mục đích giảng dạy trong nhà trường, phục vụ việc đưa tin tức; làm tác phẩm phái sinh.
Xem thêm: Thế nào là trích dẫn hợp lý tác phẩm theo quy định pháp luật
Phân loại quyền nhân thân
Tiêu chí | Quyền nhân thân tuyệt đối | Quyền nhân thân tương đối |
Gồm | – Quyền đặt tên cho tác phẩm; – Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; – Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. | Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm |
Chuyển giao | Gắn với mỗi tác giả, không chuyển giao được cho người khác | Có thể được chuyển giao do có trường hợp chủ sở hữu không đủ điều kiện công bố |
Thời hạn bảo hộ | Vĩnh viễn vô thời hạn | Hữu hạn |
Trên đây là toàn bộ nội dung về Quyền nhân thân của tác giả mà Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn
Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có quyền chuyển nhượng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình cho chủ thể [...]
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo pháp luật sở hữu trí tuệ
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí [...]