Tội phạm là gì ?
Tội phạm là gì ? Phân tích về đặc điểm của tội pham theo Bộ luật hình sự 2015 ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tội phạm là gì ?
– Tội phạm theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
– Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Đặc điểm của tội phạm theo bộ luật hình sự 2015
Tội pham có những đặc điểm cơ bản như sau
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
– Nói tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội có nghĩa là hành vi pham tội phải gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, những quan hệ xã hội đã được xác định khái quát trong định nghĩa khái niệm tội phạm, đó là: “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc..quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân…”.Hành vi không gây ra thiệt hại hoặc không đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ này không thể là tội phạm.
– Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là điều kiện đầu tiên, là cơ sở để xem xét hành vi nào đó là tội phạm và quy định nó trong Bộ luật hình sự. Việc đánh giá hành vi nào đó là nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Đó là cơ sở của việc tội phạm hóa (quy định tội phạm hoặc tội phạm mới trong luật) hoặc phi tội phạm hóa (bãi bỏ một hay một số tội phạm đã được quy định). Ví dụ: đã quy định thêm nhiều tội phạm mới như tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
– Trong sự thống nhất giữa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì chỉ những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao (nguy hiểm đáng kể) mới là tội phạm bởi “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tôi phạm và được xử lý bằng biện pháp khác.”
Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015, hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm nếu hành vi ấy được quy định trong Bộ luật hình sự (được quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự). Như vậy “được quy định trong Bộ luật hình sự” là đặc điểm đòi hỏi phải có những hành vi được coi là tội phạm. Theo đặc điểm này, hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng nếu không hay chưa được quy định trong Bộ luật hình sự thì không phải là tội phạm.
Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
– Khẳng định tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc có lỗi. Theo nguyên tắc này con người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý đối với hành vi đó.
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự chỉ được coi là tội phạm nếu “do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”. Điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật hình sự là Bộ luật bổ sung chủ thể thứ hai của “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự”. Chủ thể thực hiện hành vi này không chỉ là “người có năng lực trách nhiệm hình sự” như quy định trước đây mà còn có thể là pháp nhân thương mại.
– Khẳng định tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc có lỗi. Theo nguyên tắc này con người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý đối với hành vi đó.
Tội phạm là hành vi bị xử lý hình sự
– Đây là điểm mới trong định nghĩa khái niệm tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015. Thứ nhất: Bộ luật hình sự quy định “phải xử lý hình sự” chứ không quy định “phải xử lý bằng hình phạt”. Người phạm tội bị xử lý hình sự có thể bị xử phạt bằng: hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự,…chứ không phải luôn bị xử lý bằng hình phạt.
– Quy định tội phạm phải bị xử lý hình sự không đồng nhất với việc phải bị xử lý hình sự tất cả những người phạm tội trên thực tế, bởi xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự với quan điểm “đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” Bộ luật hình sự Việt Nam có các quy định: miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội…đối với người phạm tội khi thỏa mãn các điều kiện do luật định (Điều 29, Điều 59, khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015).
>>Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật
Trên đây là quy định của luật hình sự về Tội phạm LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.
Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy theo Bộ luật hình sự
Người có hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Trình tự miễn chấp hành án phạt tù theo quy định mới nhất
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù được quy định ra sao? Trình tự miễn chấp hành án phạt tù theo quy định mới [...]