Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bị xử lý hình sự như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu pháp lý
Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài có những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản như sau:
Chủ thể
Bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể
Xâm hại đến các quy định Nhà nước về quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, đây chính là những quy định nhằm bảo đảm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý dân cư, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm gồm hành vi tổ chức, hành vi mô giới cho người khác trốn đi nước người hoặc ở lại nước ngoài trái phép
– Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động nhằm đưa người khác trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hành vi tổ chức có thể với quy mô nhỏ như: tổ chức cho một vài người trốn, nhưng cũng có thể với quy mô lớn như: tổ chức cho hàng chục người, trăm người trốn đi nước ngoài.
Hành vi tổ chức có thể được biểu hiện cụ thể bằng nhiều hình thức như: Khởi xướng, vạch kế hoạch thực hiện việc trốn đi nước ngoài, cũng như kế hoạch che giấu việc trốn đi nước ngoài, rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện việc trốn đi nước ngoài, phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện việc trốn đi nước ngoài..
– Tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động nhằm giữ người đã hết hạn ở nước ngoài không trở lại Việt Nam. Cũng như đối với hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, tổ chức người khác ở lại nước ngoài có thể cho một và, nhưng cũng có thể cho nhiều người ở lại nước ngoài trái phép.
Hành vi tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép cũng được biểu hiện cụ thể bằng nhiều hình thức như: Khởi xướng việc ở lại nước ngoài; vạch kế hoạch thực hiện việc ở lại nước ngoài, cũng như kế hoạch che giấu việc ở lại nước ngoài; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện việc ở lại nước ngoài; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện việc ở lại nước ngoài; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện việc ở lại nước ngoài…
– Môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là hành vi trung gian, là cầu nối giữa người muốn trốn đi nước ngoài, muốn trốn ở lại nước ngoài với người tổ chức thực hiện việc trốn đi nước ngoài, trốn ở lại nước ngoài.
Theo quy định của công văn 1557/VKSTC-V1 của Viện Kiểm sát Tối cao về việc hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 Bộ luật Hình sự, hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 Bộ luật Hình sự là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,…) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài…; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,…).
Về hình phạt
Tại điều 349 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội tổ chức, hành vi mô giới cho người khác trốn đi nước người hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:
Khung 1
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 2
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
Người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
>>Xem thêm: Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Trên đây là bài viết về Tội tổ chức, hành vi mô giới cho người khác trốn đi nước người hoặc ở lại nước ngoài trái phép LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được Luật sư hỗ trợ nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hay cần luật sư bảo vệ quyền lợi.

Cố ý phạm tội, vô ý phạm tội được quy định thế nào?
Theo quy định của pháp luật về hình sự thì cố ý phạm tội và vô ý phạm tội được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey [...]

Cách tính thời hạn kháng cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Thời hạn kháng cáo được pháp luật tố tụng hình sự quy định thế nào? Cách tính thời hạn kháng cáo theo Bộ luật tố [...]