Vụ án được giải quyết thế nào khi người phạm tội duy nhất chết?
Mới đây, mạng xã hội xôn xao vụ việc người giúp việc bắt cóc cháu bé 2 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, bị can bắt cóc, sát hại cháu bé 2 tuổi này đã chết, vậy thì vụ án được giải quyết ra sao? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vụ án được giải quyết thế nào khi người phạm tội duy nhất chết?
Theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
- Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi không cấu thành tội phạm;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Như vậy, đối với trường hợp chưa khởi tố vụ án hình sự mà người phạm tội duy nhất đã chết thì sẽ không khởi tố. Tùy từng giai đoạn, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định tương ứng tại các Điều 158, 230, 248, 282 và 285 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Người phạm tội duy nhất đã chết có phải bồi thường không?
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
Đồng thời, tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, người phạm tội duy nhất đã chết mà có tài sản để lại thì những người thừa kế phải có trách nhiệm bồi thường trong phạm vi di sản đó.
>>Xem thêm: Thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không?
Trên đây là bài viết về: Vụ án được giải quyết thế nào khi người phạm tội duy nhất chết?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Chỉ định người bào chữa theo luật tố tụng hình sự
Người bào chữa là ai ? Quy định về chỉ định người bào chữa theo luật tố tụng hình sự ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và pháp nhân phạm tội
Khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần căn cứ rõ ràng vào điều kiện phạm tội. Khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì [...]