Xử lý hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi tổ chức chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh giữa các thương nhân đang diễn ra phổ biến. Chế tài dành cho hành vi này như thế nào? Cùng tìm hiểu xem pháp luật Việt Nam đang quy định về vấn đề này ra sao qua bài viết sau.
Đối với hoạt động khuyến mại, Thương nhân sẽ thực hiện các hoạt động nhằm hướng tới việc lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn đến hàng hóa của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra nhiều hành vi mà thương nhân thực hiện không nhằm mục đích đó. Nhiều trường hợp, hoạt động khuyến mại được thực hiện với mục đích xấu. Như: Hạn chế sức ảnh hưởng giữa các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh. Hay đơn giản là làm cho khách hàng nhầm tưởng mặt hàng cùng loại giữa các doanh nghiệp với nhau, …
Để giảm thiểu các hành vi này tiếp tục diễn ra. Pháp luật đã quy định các chế tài xử phạt đối với các hành vi này.
Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
♣Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;
♣Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
♣Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
♣Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.
Chế tài hành chính
♣Mức phạt tiền đối với các hành vi trên là từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
♣Trường hợp quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Mức phạt tiền là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
♣Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Đó là:
♦Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạ. Bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
♦Buộc cải chính công khai.
Chế tài hình sự
Nếu hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được đặt ra. Căn cứ pháp lý tại Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” – Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể, hành vi trên có thể cấu thành tội lừa dối khách hàng. (Điều 198).
Chế tài dân sự
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ pháp lý tại Chương XX – Bộ luật Dân sự 2015.
>>>Xem thêm: Khuyến mại rượu 20 độ có hợp pháp?
Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Trên đây là toàn bộ tư vấn của LawKey. Để tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Dịch vụ sang tên sổ đỏ, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Dịch vụ sang tên sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn. [...]
Điều kiện thành lập văn phòng công chứng
Điều kiện thành lập văn phòng công chứng ? một văn phòng công chứng tư nhân cần có những yêu cầu, điều kiện gì và trình [...]