Cán bộ công chức tham gia các hoạt động doanh nghiệp có được không?
Cán bộ công chức tham gia các hoạt động doanh nghiệp để cải thiện thu nhập được không? Vì công chức, viên chức, cung như những lao động khác rất muốn nâng cao thu nhập ngoài tiền lương để nâng cao đời sống vật chất của bản thân và gia đình?
Căn cứ theo Điều 20 Luật cán bộ, công chức năm 2008, được sđ, bs 2019; Luật viên chức 2010 được sđ, bs 2019; Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp; Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018:
Những việc Cán bộ, công chức không được làm trong hoạt động doanh nghiệp
– Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
– Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách hiệm quản lý sau thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định Chính phủ ban hành;
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, vợ hoặc chồng những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong nghành nghề mà người đó trực tiếp quản lý.
Người quản lý doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp là ai
– Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Người thành lập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, Quy định của pháp luật hiện hành không cho phép cán bộ, công chức, viên chức thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Những hoạt động doanh nghiệp cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện
Cán bộ, công chức, viên chức không được tham gia thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cán bộ, công chức, viên chức có thể góp vốn vào Công ty cổ phần (đã thành lập) với tư cách là cổ đông nhưng không được tham gia với tư cách người quản lý doanh nghiệp: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đối với công ty hợp danh (đã thành lập), cán bộ, công chức, viên chức được góp vốn với tư cách là thành viên góp vốn.
Đối với loại hình Công ty TNHH: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Khi cán bộ, công chức, viên chức góp vốn đương nhiên sẽ có tư cách là thành viên của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty và trở thành người quản lý doanh nghiệp. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức không được tham gia góp vốn vào loại hình Công ty TNHH.
>> Xem thêm: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có quyền kinh doanh hay không
Trên đây là một số quy định về Cán bộ công chức tham gia các hoạt động doanh nghiệp. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn. Hoặc tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói.
Quy định về Chủ tịch công ty doanh nghiệp nhà nước
Quy định về Chủ tịch công ty doanh nghiệp nhà nước? Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch công ty trong doanh nghiệp nhà nước? [...]
Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh
Dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh nhanh chóng, uy tín. Luật LawKey cung cấp dịch vụ gồm soạn [...]