Có thể thực hiện ly hôn ở những cơ quan nào?
Khi muốn ly hôn thì nộp hồ sơ ở cơ quan nào? Đơn phương ly hôn cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Khi có mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng hoặc các bên đã hết tình cảm với nhau. Các bên có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn cho Tòa án có thẩm quyền để tiến hành ly hôn.
Hiện nay, có 02 trường hợp phổ biến trong ly hôn đó là:
- Thuận tình ly hôn
- Đơn phương ly hôn
Trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng sẽ không được quyền ly.
Có thể thực hiện ly hôn ở những cơ quan nào?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, ly hôn được thực hiện ở những cơ quan có thẩm quyền sau:
Về thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Ly hôn thuận tình được xếp vào nhóm việc dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Do đó xét về thẩm quyền thì các yêu cầu ly hôn thuận tình sẽ nằm trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.
Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, xét về mặt lãnh thổ, khi có yêu cầu giải quyết việc ly hôn các bên có thể lựa chọn Tòa án nơi một trong hai người cư trú hoặc làm việc để yêu cầu giải quyết.
Như vậy, khi ly hôn mà các bên thuận tình, có thể yêu cầu giải quyết tại Tòa án cấp huyện nơi của một trong hai người cư trú hoặc làm việc.
Về đơn phương ly hôn
Đơn phương ly hôn được xem là một dạng tranh chấp trong quan hệ hôn nhân gia đình.
Nhìn chung, quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn cũng giống với thuận tình ly hôn.
Về mặt thẩm quyền: Tòa án cấp huyện
Về mặt lãnh thổ: nơi cư trú hoặc làm việc của đương sự
Tuy nhiên, đây là một vụ án dân sự, cho nên khi một bên khởi kiện yêu cầu đơn phương ly hôn mà không thỏa thuận được với bên kia về nơi khởi kiện thì yêu cầu giải quyết vụ án chỉ được nộp tại Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc (Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Nếu các bên thỏa thuận được, vụ án có thể được đưa ra giải quyết tại Tòa án cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc.
Như vậy, khi phát sinh mâu thuẫn không thể hàn gắn được, 01 trong các bên có quyền đơn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi một trong các bên cứ trú hoặc làm việc.
Hồ sơ trong trường hợp đơn phương gồm có những gì?
Thông qua thực tiễn thụ lý xét xử, khi tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đơn phương ly hôn tại Tòa án, để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:
1. Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;
2. Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao
3. Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng;
4. Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
5. Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…
Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.
>>Xem thêm: Hành vi bạo lực gia đình có áp dụng đối với người đã ly hôn không?
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi về: Có thể thực hiện ly hôn ở những cơ quan nào? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
Con ngoài giá thú là gì? Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế của cha mẹ không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào? Trình tự, thủ [...]