Khái quát chung về hoạt động Đại diện cho thương nhân
Đại diện cho thương nhân quy định như thế nào trong pháp luật thương mại ? Đặc điểm của hoạt động trung gian thương mại này? Căn cứ phát sinh, chấm dứt quan hệ đại diện cho thương nhân theo quy định của pháp luật hiện hành. Cùng tìm hiểu vấn đề qua bài viết sau của LawKey.
Khái niệm đại diện cho thương nhân
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Đặc điểm của đại diện cho thương nhân
♦Thứ nhất, quan hệ đại diện cho thương nhân là quan hệ giữa bên đại diên và bên giao đại diện.
Trong quan hệ này, cả bên đại diện cũng như bên giao đại diện đểu phải là thương nhân (Điều 141 LTM 2005). Bên giao đại diện có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định (như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại) nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác thay mình thực hiện hoạt động thương mại. Bên đại diện cho thương nhân phải là thương nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp.
♦Thứ hai, nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận.
Các bên có thể thỏa thuận vê việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
♦Thứ ba, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của hợp đồng ủy quyền được quy định trong bộ luật dân sự nhưng đồng thời, nó cũng là hợp đồng dịch vụ. Bởi vì, đối tượng của hợp đồng đại diện cho thương nhân là những công việc mà bên đại diện tiến hành trên danh nghĩa và sự chỉ dẫn của bên giao đại diện. Bên cạnh đó, bên đại diện hưởng thù lao từ những gì mà ho thực hiện.
Hợp đồng đại diện cho thương nhân được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 142 LTM 2005).
Hợp đồng đại diện cho thương nhân
♦Như đã nói ở trên, hợp đồng đại diện là cơ sở làm phát sinh quan hệ đại diện giữa các thương nhân.
♦Theo quy định của pháp luật tại Điều 142 Luật thương mại 2005, Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
♦Phạm vi đại diện: Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện trong nội dung hợp đồng đại diện cho thương nhân được ký kết giữa bên đại diện và bên giao đại diện.
Chấm dứt quan hệ đại diện cho thương nhân
Căn cứ điều 144 LTM 2005, Quan hệ đại diện giữa bên đại diện và bên được đại diện chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
♦ Hết thời hạn đại diện theo thỏa thuận hợp đồng đại diện cho thương nhân;
♦ Bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.
Lưu ý:
♦ Nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
♦ Nếu bên đại diện yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.
>>Xem thêm: Xúc tiến thương mại Chế tài trong thương mại
Khái quát về Hợp đồng trung gian thương mại
Trên đây là tư vấn về Đại diện cho thương nhân của LawKey. Nếu có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn.
Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Để thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ hợp pháp phải đăng ký kinh doanh và đáp ứng đủ các điều kiện đối với hoạt [...]
Sổ đăng ký cổ đông là gì? Khái niệm và quy định mới nhất
Sổ đăng ký cổ đông là gì? Quy định về lập Sổ đăng ký cổ đông trong Công ty cổ phần cụ thể như thế nào? Nội dung [...]