Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ
Khi thuộc danh mục hạn chế chuyển giao công nghệ, cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ. Pháp luật quy định như nào về thủ tục này, điều kiện thực hiện là gì?
Điều kiện thực hiện
– Căn cứ theo Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 và Nghị định 76/2018/NĐ-CP; Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
– Việc cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ được thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Chấp thuận chuyển giao công nghệ.
Đối với chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư đã được thẩm định, lấy ý kiến công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư thì không phải chấp thuận chuyển giao công nghệ;
+ Cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ cần ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước) hoặc bên giao công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung; các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày; hết thời hạn này; nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ
Hồ sơ xin cấp giấy phép chuyển giao công nghệ
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ; trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
– Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ; trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực;
– Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có);
– Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao;
– Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
– Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
Thời hạn giải quyết
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ; bên có nghĩa vụ thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi; bổ sung hồ sơ theo quy định.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung; các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày; hết thời hạn này; nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ và trả lại hồ sơ nếu có yêu cầu.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ; trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định
Trên đây là tư vấn thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Sáp nhập doanh nghiệp theo quy định Luật doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp, công ty rất phổ biến hiện nay. Điều kiện, thủ tục của việc sáp nhập doanh nghiệp theo quy định [...]
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ? Quy định theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty là ai ? Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật như thế [...]