Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam như thế nào? Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc ngay sau đây.
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng chữ, bằng hình, logo, slogan hoặc kết hợp của các yếu tố trên.
2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Để được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam, nhãn hiệu, thương hiệu phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nhãn hiệu, thương hiệu đăng ký phải có tính chất phân biệt, không được tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của một chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu trước đó. Nhãn hiệu không được là những yếu tố loại trừ như là hình quốc kỳ, quốc ca, là những yếu tố dễ nhận biết, phổ biến như chữ số, chữ cái, những hình ảnh đơn giản, hiển nhiên, những từ ngữ mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ.
Khi chủ thể đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chủ thể có quyền độc quyền gắn nhãn hiệu, thương hiệu trên sản phẩm và dịch vụ của mình, có quyền cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng nhãn hiệu; có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu; có quyền ngăn chặn bất kỳ bên thứ 3 nào có hành vi vi phạm.
Để tránh mất thời gian, khách hàng nên tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
3. Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu tại Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
+ Mẫu nhãn hiệu
+ Sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký (liệt kê).
+ Giấy ủy quyền cho tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ. (nếu có)
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Xem thêm >>> Các yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay là gì?
4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Doanh nghiệp, cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ phải tiến hành nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ nhận đơn đăng ký và đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn.
Xem thêm >>> Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Bước 2: Thẩm định đơn
Bước 3: Công bố đơn hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Nếu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn có quyền khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ.
Nếu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sẽ đến bước tiếp theo.
Bước 5: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ. Và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ; lệ phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ; lệ phí đăng bạ; và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất đối với sáng chế.
Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp lệ phí.
Nếu người nộp đơn nộp lệ phí, sẽ thực hiện Bước 6.
Bước 6: Đăng bạ và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Bước 7: Công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
5. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần. Mỗi lần mười năm.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không sử dụng, nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 yêu cầu hủy bỏ hiệu lực với lý do nhãn hiệu không được sử dụng trong 5 năm liên tiếp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Quy định về đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật hiện hành
Quy định về đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật hiện hành như thế nào? Quyền đăng ký nhãn hiệu và các nguyên tắc khi đăng [...]
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch như thế nào ? Các lưu ý khi đăng ký mã vạch, mã số theo quy định pháp luật. Dịch vụ [...]