Đất cấp cho hộ gia đình, bố mẹ bán có cần sự đồng ý của con?
Rất nhiều người băn khoăn đất cấp cho hộ gia đình thì việc bố mẹ bán đi mảnh đất này cần có sự đồng ý của con. Quy định của pháp luật về vấn đề này?
Quy định về đất cấp cho hộ gia đình
Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.”
Đối với đất được cấp cho hộ gia đình thì đất đó trở thành tài sản chung của gia đình theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản; động sản có đăng ký; tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
Như vậy, khi trên sổ đỏ ghi hộ gia đình thì quyền sử dụng đất sẽ là của tất cả các thành viên có tên trong hộ khẩu thời điểm cấp sổ đỏ. Do đó, đất này là tài sản chung của các thành viên gia đình.
Giao dịch tài sản thuộc sở hữu chung
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:
“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.
Về bản chất, thành viên hộ gia đình sử dụng đất là một dạng của “nhóm người sử dụng đất”. Do đó, khi thực hiện các hợp đồng; giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tất cả các thành viên phải tham gia; ký kết hợp đồng. Hợp đồng chuyển nhượng phải có sự đồng ý trực tiếp của các thành viên tại văn phòng công chứng; hoặc có sự đồng ý bằng văn bản nếu không trực tiếp tham gia ký kết thì mới hợp pháp.
Như vậy, khi bố mẹ bán đất hộ gia đình cần có sự đồng ý của con cái.
Nếu không có sự đồng ý của con thì giao dịch dẫn đến trường hợp vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi; chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
>> Xem thêm: Miễn giảm tiền thuế sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
Trên đây là ý kiến đóng góp của LAWKEY. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án theo luật hiện hành. Tìm hiểu cách thức thực hiện qua bài [...]
Đưa đất không đủ điều kiện vào kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Đưa đất không đủ điều kiện vào kinh doanh bị xử phạt như thế nào? Điều kiện để đất được đưa vào kinh doanh [...]