Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư. Sau đây Lawkey xin được chia sẻ quy định về đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm quý khách hàng:
♦ Căn cứ pháp lý: Luật Đầu tư 2020, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bất động sản 2014, Nghị định 73/2016/NĐ-CP;
I. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
- Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
- Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
>> Xem thêm: Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm
II. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:
- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
>> Xem thêm: Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
- Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất
3. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP;
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP;
– Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép đầu tư theo quy định tại Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm.
>> Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Trên đây là những thông tin về đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn tư vấn lập dự án đầu tư chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Điều kiện thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện nay như thế [...]

Trường hợp nào thì được miễn giấy phép xây dựng?
Chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng. Tuy nhiên, có những trường hợp chủ đầu tư không [...]