Điều kiện giải quyết tranh chấp tại trọng tài
Điều kiện để một tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài? Việc xác lập thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài có bắt buộc? Bài viết sau đây, Lawkey xin gửi tới quý khách những vấn đề mà pháp luật quy định về Điều kiện giải quyết tranh chấp tại trọng tài.
Giống như phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án, để tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
♣Phải có thỏa thuận trọng tài
Đây là điều kiện tiên quyết khi xem xét khả năng tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết. Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra nhưng phải được xác lập bằng văn bản, dưới dạng điều khoản trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Các hình thức thỏa thuận cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
– Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
– Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
– Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
– Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Lưu ý:
– Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
♣Tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
Mặc dù các bên đã có thỏa thuận tranh chấp phát sinh được giải quyết theo cơ chế trọng tài thương mại, tuy nhiên, vẫn phải xét xem tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại hay không. Pháp luật quy định 3 loại tranh chấp mà trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết như sau:
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
♣Thỏa thuận trọng tài không vô hiệu
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
– Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài
– Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền.
Ví dụ: Người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền của pháp nhân tham gia hoạt động thương mại.
– Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Thỏa thuận trọng tài không được xác lập dưới hình thức văn bản, là điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng.
– Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
– Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
♣Thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp không thực hiện được
Pháp luật quy định các trường hợp mà thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, do đó, để tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết thì thỏa thuận đó phải thực hiện được hay nói cách khác không thuộc những trường hợp pháp luật quy định là thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Đó là:
-Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp cũng như không lực chọn được trọng tài viên thay thế.
Các bên không lựa chọn được quy tắc tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
>>>Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Trên đây là tư vấn của LawKey về nội dung Điều kiện để tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài thương mại. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Quy định về sự tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu
Không phải nhãn hiệu nào khi nộp đơn đăng ký cũng được bảo hộ. Một trong số những lý do là sự tương tự gây nhầm [...]
So sánh nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp được quy định [...]