Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Trong một số trường hợp, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế. Quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế như thế nào? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc ngay sau đây.
1. Căn cứ để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng; phi thương mại; phục vụ quốc phòng, an ninh; phòng bệnh; chữa bệnh; dinh dưỡng cho nhân dân; hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế.
Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế. Mặc dù đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng trong một thời gian hợp lý.
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc
Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền.
- Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao. Và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước. Trừ trường hợp người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác. Trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình. Và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác.
- Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thỏa đáng. Tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể. Phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.
Ngoài những điều kiện trên, trong trường hợp sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý.
Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó. Trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc.
Xem thêm >>> Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu , dịch vụ đăng ký sáng chế, dịch vụ đăng ký quyền tác giả , dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp uy tín tại Việt Nam
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định pháp luật
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu là như thế nào? Đây được coi là một trong những điều kiện không thể thiếu để được [...]

Yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan quản lý nhà nước [...]