Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản
Sàn giao dịch bất động sản là nơi tổ chức, thực hiện việc giao dịch, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại. Sàn giao dịch bất động sản là loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật, nên thương nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định khi thành lập, kinh doanh. Để bạn đọc có thể tìm hiểu thêm, trong nội dung bài viết sau đây, Lawkey sẽ chia sẻ về Điều kiện thành lập sàn giao dịch bât động sản theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Phạm vi hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản:
– Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS.
– Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về BĐS cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về BĐS bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS.
2. Điều kiện kinh doanh bất động sản:
Tổ chức thành lập sàn giao dịch bất động sản phải đáp ứng đủ điều kiện như sau:
a) Tư cách chủ thể: Phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp;
b) Yêu cầu nhân lực:
– Phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS;
– Người quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS;
– Sàn giao dịch BĐS phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động.
3. Công việc cần làm sau khi thành lập
Sau khi thành lập sàn, doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin của sàn đến Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi sàn hoạt động hoặc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Các Sở Xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản sẽ đăng tải công khai các thông tin của sàn do đơn vị thành lập sàn cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý.
a) Nội dung thông tin cung cấp để đăng tải bao gồm:
– Tên doanh nghiệp thành lập sàn; họ và tên người đại diện theo pháp Luật của doanh nghiệp; địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp;
– Tên sàn; ngày thành lập sàn; địa điểm của sàn; số điện thoại liên lạc của sàn; họ và tên người quản lý Điều hành sàn.
Lưu ý: Sàn giao dịch BĐS là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
b) Ngoài ra, khi hoạt động Sàn giao dịch BĐS phải thực hiện các công việc sau:
– Công khai thông tin về BĐS đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
– Kiểm tra hồ sơ pháp lý của BĐS trước khi đưa vào kinh doanh tại sàn, nếu đủ điều kiện giao dịch mới được giới thiệu cho khách hàng. Sàn giao dịch BĐS chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về thông tin đã cung cấp cho khách hàng.
– Lập Báo cáo hàng tháng về tình hình giao dịch qua sàn.
– Thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
– Các hoạt động dịch vụ của sàn giao dịch BĐS phải được thực hiện thông qua hợp đồng.
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Điều kiện kinh doanh bất động sản
** Văn bản pháp luật điều chỉnh:
- Luật kinh doanh bất động sản 2014
- Thông tư 11/2015/TT-BXD
- Thông tư 26/2016/TT-BXD
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ về Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản theo quy định pháp luật hiện hành. Bạn đọc có thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp qua hotline của Lawkey để được hỗ trợ. Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc!
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
Đối với mỗi dự án công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm một đội thi công xây dựng công trình. Các [...]
Thành lập nhà hàng 100% vốn nước ngoài
Theo Luật đầu tư 2020, để thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trước khi thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng phải [...]