Hộ kinh doanh đăng ký mà không hoạt động có bị phạt không ?
Dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho rất nhiều hộ kinh doanh tạm dừng hoặc chấm dứt kinh doanh. Sau đây là những điều hộ kinh doanh cần biết khi tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, HKD gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Lưu ý:
– Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn (dưới 06 tháng) sẽ bị phạt 500.000 – 1 triệu đồng.
– Buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chấm dứt kinh doanh
– Gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (nơi đã đăng ký trước đó).
– Thanh toán đầy đủ các khoản nợ (nợ, nợ thuế, nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện…) trừ trường hợp chủ nợ với hộ kinh doanh cá thể có thoả thuận khác.
Lưu ý:
– Nếu ngừng kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo thì hộ sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Ngoài ra, HKD có thể bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu:
– HKD tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký.
– HKD chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản gốc) cho cơ quan có thẩm quyền.
– Buộc phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về việc vi phạm của mình.
Hộ kinh doanh phải làm gì để tránh bị phạt khi không hoạt động ?
Sau đây là một số hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật để giúp HKD tránh bị phạt khi không hoạt động.
Điều kiện
– Tạm ngừng kinh doanh: Tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên.
– Chấm dứt kinh doanh: Phải thanh toán tất cả các khoản nợ gồm cả nợ thuế, nghĩa vụ tài chính chưa nộp trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ nợ.
Hồ sơ
– Tạm ngừng kinh doanh:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh.
- Giấy tờ nhân thân của chủ hộ, thành viên trong hộ kinh doanh cá thể: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Giấy ủy quyền (nếu có).
– Chấm dứt kinh doanh:
- Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hộ kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Nộp hồ sơ
– Tạm ngừng kinh doanh:
- Nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
- Thời hạn nộp: Thông báo trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 03 ngày làm việc.
- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc.
– Chấm dứt kinh doanh:
- Nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Không quy định thời gian nộp và giải quyết.
- Thời gian giải quyết do Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ và ra thông báo về việc này.
>>Xem thêm: Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng
Trên đây là bài viết về Hộ kinh doanh đăng ký mà không hoạt động có bị phạt không ? mà Lawkey gửi đến bạn đọc. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Nhiều hộ kinh doanh lựa chọn loại hình doanh [...]

Các trường hợp doanh nghiệp chấm dứt tồn tại theo Luật doanh nghiệp 2020
Các trường hợp doanh nghiệp chấm dứt tồn tại theo Luật doanh nghiệp 2020? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]