Hóa đơn GTGT có được chứng thực không?
Hóa đơn GTGT được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Nhiều doanh nghiệp thắc mắc không biết hóa đơn GTGT có được chứng thực không? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Hóa đơn GTGT là gì?
Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ quy định “Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.” “Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC, Các loại hóa đơn gồm:
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Hóa đơn khác gồm:
– Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
– Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Xem thêm: Cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT
2. Có được chứng thực hóa đơn GTGT để sử dụng thay cho bản chính không?
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, một số bản chính văn bản, giấy tờ sau đây không dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
- Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
- Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
- Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
- Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
- Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
- Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Đối chiếu các trường hợp này với trường Hợp hóa đơn GGT được lập hợp pháp
Đối chiếu với các trường hợp trên, không có đủ căn cứ để xác định Hóa đơn giá trị gia tăng không được dùng để sao Y chứng thực nếu Hóa đơn giá trị gia tăng là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật và Hóa đơn này là hóa đơn hợp pháp đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP.
Tuy nhiên, công văn 9639/BCT-PC của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-BCT về xuất khẩu khoáng sản lại kết luận “Như vậy, theo các quy định trên thì chỉ có hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 12/2016/TT-BCT không thuộc các giấy tờ được chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, các giấy tờ còn lại thuộc trường hợp được chứng thực” dẫn đến có nhiều quan điểm, cách hiểu khách nhau về nội dung này.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết phải sao y chứng thực Hóa đơn giá trị gia tăng, Doanh nghiệp, người có nhu cầu chứng thực có thể yêu cầu cơ quan từ chối chứng thực trả lời bằng văn bản hoặc làm đơn kiến nghị gửi đến cơ quan chức năng để được giải quyết
Xem thêm: Các đối tượng không chịu thuế GTGT hiện nay
Trên đây là nội dung trao đổi Hóa đơn GTGT có được chứng thực không LaưKey gửi đến bạn đọc, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Kế toán thuế là gì ? Vai trò và công việc của kế toán thuế
Kế toán thuế là gì và làm gì ? Những công việc và vai trò của kế toán thuế đối với một doanh nghiệp quan trọng như [...]
Phân biệt hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế là một. Nhưng chúng hoàn toàn [...]