Người bị buộc tội có được quyền tự bào chữa không?
Người bị buộc tội trong vụ án hình sự có được quyền tự bào chữa hay không? Được từ chối người bào chữa không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người bị buộc tội có quyền từ chối người bào chữa không?
Căn cứ Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.
…”
Theo đó, người bị buộc tội có quyền từ chối người bào chữa.
Lưu ý: Mọi trường hợp từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
- Người đại diện của người bị buộc tội;
- Người thân thích của người bị buộc tội.
Trường hợp từ chối người bào chữa mà không cần sự đồng ý của người bị buộc tội áp dụng với người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
“Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
..”
Người bị buộc tội có được quyền tự bào chữa hay không?
Tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau:
“Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.”
Theo đó, người bị buộc tội trong vụ án hình sự có quyền tự bào chữa cho mình.
Người bị buộc tội chỉ bị xem là có tội khi nào?
Theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
Chiếu theo quy định này, có thể hiểu người bị buộc tội chỉ bị xem là có tội nếu:
- Việc chứng minh người này phạm tội được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành;
- Có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
>>Xem thêm: Làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả bị xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết về: Người bị buộc tội có được quyền tự bào chữa không?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.

Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự
Bị đơn dân sự bao gồm những ai ? Quyền và nghĩa vụ của bị đơn dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự [...]

Chế độ của phạm nhân nữ mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Chế độ của phạm nhân nữ mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi luôn được đảm bảo và tạo điều kiện tốt nhất. [...]