Người nào được thăm gặp người bị tạm giam?
Những người nào được thăm gặp người bị tạm giam? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người nào được thăm gặp người bị tạm giam?
Tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ; không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
Như vậy, chỉ có thân nhân, người bào chữa được phép thăm gặp người bị tạm giam.
Các trường hợp không được thăm gặp người bị tạm giam
Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:
Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
(Khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015)
Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam
Theo Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam gồm:
♣ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
♣ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và pháp luật có liên quan.
>>Xem thêm: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015
Trên đây là bài viết về: Người nào được thăm gặp người bị tạm giam?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Bán dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi bán dâm
Bán dâm là gì? Các hình thức xử phạt đối với hành vi bán dâm gồm những hình thức xử phạt nào? Cùng Lawkey tìm hiểu [...]
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tội phạm hiếp dâm là một trong những tội phạm xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự của người khác, đặc biệt [...]