Thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc thẩm quyền Bộ Y tế
Các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ bị thu hồi. Thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc thẩm quyền Bộ y tế như thế nào? Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc ngay sau đây.
1. Hình thức thu hồi
Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm; tự nguyện thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ảnh của tổ chức, cá nhân về sản phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Và không thuộc trường hợp thu hồi bắt buộc.
Thu hồi bắt buộc là việc chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền:
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm:
+ Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Xem thêm >>> Thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
2. Trình tự thu hồi tự nguyện
Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn. Nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm sau đây:
– Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác. Sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh; cơ sở sản xuất; các kênh phân phối; đại lý; cửa hàng). Để dừng việc sản xuất, kinh doanh. Và thực hiện thu hồi sản phẩm.
– Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác. Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp trung ương để thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm phải thu hồi.
– Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm.
Trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi. Chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-BYT. Và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
3. Trình tự thu hồi bắt buộc
Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi bắt buộc. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi sản phẩm. Quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-BYT.
Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thực hiện các bước theo trình tự thu hồi tự nguyện ở mục 2 nêu trên.
Trong thời gian 03 ngày, kể từ khi kết thúc việc thu hồi. Chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi. Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-BYT. Và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi. Và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm. Cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ sản phẩm đề xuất. Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản. Trong đó nêu rõ lý do không đồng ý. Và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ sản phẩm áp dụng.
4. Các hình thức xử lý sau khi thu hồi
Khắc phục lỗi ghi nhãn
Chuyển mục đích sử dụng
Tái xuất
Tiêu hủy
Xem thêm >>> Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của BCT
Trên đây là những thông tin về thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc thẩm quyền Bộ Y tế. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: Lawkey
Quyền hạn của Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân nên sẽ có một bộ máy quản lý riêng trong nội bộ [...]
Thi hành phán quyết trọng tài
Trong các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay, trọng tài thương mại với những ưu điểm của mình đang [...]