Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương

Những đối tượng nào phải được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương? Trình tự thủ tục như thế nào? Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.


Đối tượng phải xin Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP tại cơ quan công thương

Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan thuộc lĩnh vực Công thương gồm:  

1.Bia:

  • Bia hơi;
  • Bia chai;
  • Bia lon 

2. Rượu, cồn và đồ uống có cồn

  • Rượu vang
  • Rượu vang không có gas 
  • Rượu vang có gas (vang nổ)
  • Rượu trái cây
  • Rượu mùi
  • Rượu cao độ
  • Rượu trắng, rượu vodka
  • Đồ uống có cồn khác

Lưu ý: Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ Y tế quản lý

3. Nước giải khát

Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý

  • Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả
  • Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng
  • Nước giải khát dùng ngay Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý

4. Sữa chế biến

  • Sữa dạng lỏng (bao gồm sữa dạng lỏng được bổ sung hương liệu hoặc các phụ gia thực phẩm khác)
  • Các sản phẩm được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur
  • Các sản phẩm được tiệt trùng bằng phương pháp UHT hoặc các phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt độ cao khác
  • Sữa lên men: Dạng lỏng; Dạng đặc
  • Sữa dạng bột
  • Sữa đặc: Có bổ sung đường; Không bổ sung đường
  • Kem sữa: Được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur; Được tiệt trùng bằng phương pháp UHT
  • Sữa đậu nành
  • Các sản phẩm khác từ sữa: Bơ; Pho mát; Các sản phẩm khác từ sữa chế biến 

Lưu ý: Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý

5. Dầu thực vật

  • Dầu hạt vừng (mè)
  • Dầu cám gạo
  • Dầu đậu tương
  • Dầu lạc
  • Dầu ô liu
  • Dầu cọ
  • Dầu hạt hướng dương
  • Dầu cây rum
  • Dầu hạt bông
  • Dầu dừa
  • Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su
  • Dầu hạt cải hoặc dầu mù tạt
  • Dầu hạt lanh
  • Dầu thầu dầu
  • Các loại dầu khác

Lưu ý: Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý

6. Bột, tinh bột

  • Bột mì hoặc bột meslin
  • Bột ngũ cốc
  • Bột khoai tây
  • Malt: Rang hoặc chưa rang
  • Tinh bột: Mì, ngô, khoai tây, sắn, khác
  • Inulin
  • Gluten lúa mì
  • Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến…
  • Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự

Lưu ý: Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý

7. Bánh, mứt, kẹo

  • Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn
  • Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự
  • Bánh bột nhào
  • Bánh mì giòn
  • Bánh gato
  • Các loại kẹo cứng, mềm có đường không chứa cacao
  • Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường
  • Kẹo sô cô la các loại
  • Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
  • Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
  • Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác

Lưu ý: Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý

8. Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

>>>Xem thêm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


2. Trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương nộp hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, sẽ thực hiện Bước 3.

Bước 3: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định có từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia. Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

♠ Nội dung thẩm định:

+ Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định.

+ Thẩm định thực tế điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

♠ Kết quả thẩm định

+ Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định cơ sở sản xuất (theo mẫu) và phù hợp với loại hình đăng ký sản xuất, kinh doanh của cơ sở. Trường hợp “Không đạt” hoặc “chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong biên bản thẩm định.

+ Trường hợp “chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày kể từ ngày thẩm định lần 1. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của đoàn thẩm định được ghi trong Biên bản thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục về thư ký Đoàn thẩm định. (theo mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT). Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận báo cáo kết quả khắc phục, tổ chức thẩm định lại. Đồng thời nộp phí thẩm định lần 2.

Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “chờ hoàn thiện” không còn giá trị.

Nếu cơ sở không khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, không nộp Báo cáo khắc phục và phí thẩm định lần 2; hoặc kết quả thẩm định lại vẫn không đạt. Thì Cơ quan có thẩm quyền không cấp giấy chứng nhận. Cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp giấy chứng nhận.

Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của BCT

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện ATTP. 

>>>Xem thêm: Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Đơn đề nghị theo cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP  
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu cơ sở sản xuất, hoặc Mẫu cơ sở kinh doanh hoặc cả hai Mẫu đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh;
  • Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở..

4. Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương

Cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể bị thu hồi giấy chứng nhận. Trong các trường hợp sau:

+ Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

+ Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận

+ Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận

+ Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.

>>>Xem thêm: Thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trên đây là nội dung thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chuyên nghiệp nhất. 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy.

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay gần 30 năm, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội - Việt Nam
Thay mặt Công ty Dương Cafe, tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ luật sư, kế toán của LawKey. Thực sự yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và kế toán thuế bên các bạn. Chúc các bạn phát triển hơn, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.  

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu