Tội loạn luân là gì? Hình phạt tội loạn luân theo quy định
Tội loạn luân là gì và quy định của Pháp luật hình sự về tội loạn luân như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quy định của pháp luật về tội loạn luân
Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về tội loạn luân như sau:
“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Chủ thể của tội loạn luân
Chủ thể của tội loạn luân chỉ còn những người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa bao giờ cũng cả hai người mới là phạm tội này, nếu một trong hai người dưới 16 tuổi thì người kia phạm tội khác và người dưới 16 tuổi trở thành người bị hại
Tội loạn luân được xác định là tội phạm hoàn thành kể từ khi hai người nam và nữ có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu. Hậu quả của hành vi loạn luân không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Hậu quả của hành vi loạn luân
Hậu quả của hành vi loạn luân là những thiệt hại do việc giao cấu giữa người có cùng dòng máu trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Những thiệt hại này chủ yếu về sức khỏe tính mạng, nhân phẩm và danh dự.
Ngoài ra những hành vi loạn luân còn ảnh hưởng đến tinh thần cho những người thân của người phạm tội, đồng thời thiệt hại cho xã hội về thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa và đạo đức dân tộc.
Tuy nhiên những hậu quả của tội loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc và cho dù hậu quả như thế nào thì tội phạm cũng đã hoàn thành kể từ khi hai người thực hiện hành vi giao cấu.
Một số trường hợp được coi là loạn luân theo Bộ luật Hình sự
Bộ luật hình sự năm 2015 không quy định cụ thể về các trường hợp được coi là loạn luân, nhưng dự vào các quy định về loạn luân, hiếp dâm và quan hệ với trẻ em, ta có thể phân chia thành một số trường hợp loạn luân như sau.
Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp này có thể xuất phát từ ý chí của cả hai bên, ví dụ: A (20 tuổi) và B (17 tuổi) là anh em ruột lợi dụng bố mẹ vắng nhà đã quan hệ tình dục với nhau.
Tội loạn luân có tính chất hiếp dâm
Hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 là “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Như vậy trong trường hợp này sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà truy cứu theo tội Tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015) hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Tội loạn luân với trẻ em
Trong trường hợp hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình nhưng hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết tăng nặng là có tính chất loạn luân (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Tội loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dung quan hệ lệ thuộc
Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015) hoặc Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 2015).
>>xem thêm: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự
Trên đây là nội dung về Tội loạn luân là gì? Quy định của pháp luật Hình sự về tội loạn luân LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp.

Tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của Bộ luật hình sự
Thế nào là gây rối trật tự công cộng ? Tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng Lawkey [...]

Ép uống rượu, bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Ép uống rượu, bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Mức xử phạt hành vi ép người khác uống rượu, [...]