Tội nhận hối lộ
Thế nào là nhận hối lộ ? Tội nhận hối lộ sẽ bị xử lý hình sự như thế nào ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bai viết dưới đây.
Thế nào là nhận hối lộ ?
Nhận hối lộ theo Điều 354 BLHS 2015 là người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Dấu hiệu pháp lý
Tội nhận hối lộ có những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản như sau:
Chủ thể
Là người có chức vụ quyền hạn ở khu vục Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
Khách thể
Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý
Mặt khách quan
a. Thủ đoạn phạm tội
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.
Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian (1).
Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa (2).
Trong hai loại hành vi khách quan này thì hành vi (1) có thể thực hiện trước hành vi (2), tức là nhận của hối lộ rồi làm hoặc không làm một việc gì vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa. Nhưng hành vi (2) cũng có thể thực hiện trước hành vi (1), tức là làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận hối lộ.
Nếu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận của hối lộ thì phải thỏa mãn điều kiện là có sự thỏa thuận trước mới cấu thành tội nhận hối lộ.
Nếu người phạm tội làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa mà cấu thành một tội độc lập thì ngoài tội nhận hối lộ họ còn bị truy tố thêm tội đã cấu thành.
b. Phương tiện phạm tội:
Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhận hối lộ trong khung định tội, Bộ luật hình sự 2015 đã tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Nếu giá trị của nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tội nhận hối lộ bị xử lý hình sự như thế nào ?
Tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015 quy định về “Tội nhận hối lộ” như sau:
Khung 1
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
Khung 2
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Khung 3
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Khung 4
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị xử phạt bổ sung
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
>>Xem thêm: Đưa, nhận hối lộ bị xử lý như thế nào ?
Trên đây là quy định của luật hình sự về Tội nhận hối lộ LawKey gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với LawKey để được cung cấp Dịch vụ luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ các vụ án hình sự.

Cha mẹ đánh con có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt” là câu tục ngữ quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhiều bố [...]

Các chế độ của phạm nhân theo quy định của pháp luật
Các chế độ của phạm nhân theo quy định của pháp luật được ghi nhận cụ thể tại Luật thi hành án hình sự 2019. Bao gồm: [...]