Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào ?
Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Khi đình chỉ vụ án hoặc vụ án đã đưa ra xét xử thì vật chứng phải được xử lý. Vậy pháp luật quy định xử lý vật chứng như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vật chứng là gì?
Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vật chứng như sau:
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự?
Theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau
Tuỳ vào giai đoạn của vụ án mà thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ thuộc về các chủ thể sau:
– Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra.
– Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;
– Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;
– Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì vật chứng được xử lý như sau
Thứ nhất: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ
Công cụ phạm tội là những dụng cụ vật chất như Tiền, vàng, kim khí quý, dao, gậy, gạch đá…mà tội phạm sử dụng nó để thực hiện tội phạm. Phương tiện phạm tội là những đối tượng vật chất được tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Phương tiện phạm tội thường bao gồm nhiều dạng trong đó có cả công cụ phạm tội, đồng thời phương tiện phạm tội có thể là tăng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Với những công cụ, phương tiện nêu trên thì có thể bị tịch thu tiêu hủy nếu đó là vật cấm lưu thông, vật không có giá trị hoặc sung quý nhà nước nếu đó là vật có giá trị.
Thứ hai: Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước.
Đây là trường hợp mà cách thức xử lý vật chứng khác hoàn toàn so với trường hợp trên, ở trường hợp này vật, tiền thường được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp vật chứng đó không xác định được ai là chủ sở hữu thì sung quỹ nhà nước.
Sở dĩ có sự khác nhau giữ 2 trường hợp trên là do ở trường hợp thứ nhất vật chứng đó hoàn toàn thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc của những người khác đồng ý cho tội phạm sử dựng tài sản của mình làm công cụ, phương tiện phạm tội. Còn ở trường hợp thứ hai đây là tài sản hợp pháp của những chủ thể khác và những tài sản này bị tội phạm sử dụng ngoài ý muốn của chủ sở hữu.
Thứ ba: Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
Đây là trường hợp mà thông qua hành vi phạm tội mà tội phạm đã thu lợi bất chính hoặc tạo ra được một số lượng tiền hoặc tài sản so với ban đầu. Trường hợp nay gọi là tài sản phạm tội mà có, hình thức xử lý là tịch thu xung quỹ nhà nước.
Thứ tư: Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa mau hỏng được hiểu là những loại hàng hóa có hạn sử dụng ngắn nhanh bị hư hỏng trong điều kiện bình thường
Hàng hóa khó bảo quản là những hàng hóa yêu cầu hình thức bảo quản phức tạp nếu bảo quản ở các điều kiện bình thường thì không thể giữ được giá trị tài sản.
Với những vật chứng là các loại kể trên thì có thể đen bá theo quy định của pháp luật
Thứ năm: Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
Là những vật mà khi định giá nó không có bất cứ giá trị gì hoặc những vật mà không thể khai thác tính năng công dụng của nó. Trường hợp này thì bị tịch thu, tiêu huỷ.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quyền:
– Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
– Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
– Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
– Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
>>Xem thêm: Thế nào là chứng cứ trong vụ án hình sự ?
Trên đây là bài viết về “Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự như thế nào ?” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.

05 quy định về định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]

Người nào được thăm gặp người bị tạm giam?
Những người nào được thăm gặp người bị tạm giam? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Người nào được [...]