Quy định về phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự
Trong vụ án hình sự thì khi nào bị cáo bị phong tỏa tài khoản? Ai có thẩm quyền phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khi nào bị phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự?
Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
(Khoản 1 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Thẩm quyền phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự
Những người sau đây có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản:
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. (Lệnh phong tỏa tài khoản của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
(Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Thủ tục phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự
♣ Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
♣ Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.
Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
(Khoản 3, 4 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Các trường hợp hủy bỏ phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự
♣ Biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
♣ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
(Điều 130 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
>>Xem thêm: 05 quy định về định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Trên đây là bài viết về: Quy định về phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Đã khắc phục toàn bộ hậu quả còn phải chịu TNHS không?
Người phạm tội đã khắc phục toàn bộ hậu quả thì còn phải chịu TNHS hay không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Quy định về việc tổ chức giam giữ phạm nhân hiện nay
Quy định về việc tổ chức giam giữ phạm nhân hiện nay được thể hiện như thế nào? Những đối tượng nào được tổ [...]