Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở theo quy định pháp luật
Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở, các nguồn vốn phục vụ cho phát triển đối với từng loại nhà ở được quy định như sau:
Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở
– Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.
– Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở.
– Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.
– Tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.
– Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo quy định của Luật nhà ở, pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận của các bên.
– Chính phủ quy định chi tiết việc huy động vốn, nội dung, điều kiện, hình thức huy động vốn cho phát triển đối với từng loại nhà ở.
Các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở
Căn cứ vào từng loại nhà ở mà các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà ở được quy định như sau:
Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại
– Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư.
– Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
– Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
– Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội
– Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
– Vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
– Vốn đầu tư của Nhà nước.
– Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
– Vốn hỗ trợ từ các Quỹ và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Vốn cho phát triển nhà ở công vụ
– Vốn ngân sách nhà nước cấp bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
– Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Vốn cho phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư
– Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
– Vốn đầu tư của Nhà nước.
– Vốn từ Quỹ phát triển đất.
– Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
– Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Vốn cho phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
– Vốn của hộ gia đình, cá nhân.
– Vốn hợp tác giữa các hộ gia đình, cá nhân; vốn hỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư.
– Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
– Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
– Vốn hỗ trợ từ các nguồn hợp pháp khác.
Trên đây là nội dung bài viết Nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở theo quy định pháp luật. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
Ký hợp đồng huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

Các hành vi bị cấm theo Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam
Dưới đây là các hành vi bị cấm theo Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 chính thức có hiệu lực pháp [...]

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì ? Thủ tục cấp như thế nào
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì ? Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào theo quy định mới [...]