Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động
Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động như thế nào ? Căn cứ để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào theo quy định.
Chủ thể chịu chắc nhiệm bồi thường
– Bồi thường do Người lao động thực hiện, phát sinh khi Người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy định của người sử dụng lao động hoặc vi phạm hợp đồng lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
– Bồi thường do người sử dụng lao động thực hiện, phát sinh khi Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc vi phạm hợp đồng lao động gây thiệt hại cho Người lao động.
– Bồi thường thiệt hại do người thứ ba gây ra: Đây là trách nhiệm của cá cơ quan có thẩm quyền khi có hành vi trái với quy định của pháp luật gây ra thiệt hại cho các chủ thể trong quan hệ lao động. Dù không trực tiếp tham gia vào các quan hệ lao động nhưng các cơ quan này có những hoạt động có liên quan đến quan hệ lao động và khi gây thiệt hại trong một số trường hợp cũng phải Bồi thường thiệt hại theo quy định của luật lao động và các ngành luật khác.
Căn cứ để áp dụng trách nhiệm Bồi thường thiệt hại
Chế độ bồi thường thiệt hại trong bộ luật lao động là tổng hợp các quy định về căn cứ, mức độ, phạm vi, các thức, biện pháp thực hiện Bồi thường thiệt hại mà căn cứ vào đó các bên có liên quan thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra những điều kiện thỏa mãn quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ lao động
– Có hành vi gây thiệt hại và phải có thiệt hại xảy ra
+ Hành vi vi phạm pháp luật lao động là hành vi trái pháp luật lao động do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật lao động thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động được pháp luật bảo vệ và phải chịu trách nhiệm pháp lý thích hợp.
+ Vi phạm pháp luật lao động được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
+ Vi phạm pháp luật lao động có thể chia thành hai loại là vi phạm trực tiếp và vi phạm gián tiếp
Vi phạm trực tiếp là những hành vi trái với quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến lao động
Vi phạm gián tiếp là những hành vi vi phạm các quy định khác có tính chất thảo thuận trong quan hệ lao động như vi phạm thỏa ước lao động tập thể, vi phạm nội quy lao động,…
Phân loại Bồi thường thiệt hại trong lao động
Quan hệ làm phát sinh quan hệ Bồi thường thiệt hại
+ Bồi thường phát sinh trong quan hệ lao động:
Là trách nhiệm bồi thường do hành vi vi phạm gây thiệt hại liên quan đến quan hệ lao động như hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
+ Bồi thường phát sinh trong các quan hệ khác
Là trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại nhưng không phải trong quan hệ lao động mà trong các quan hệ khác có liên quan tới quan hệ lao động, ví dụ như Bồi thường thiệt hại trong quan hệ học nghề.
Căn cứ vào ý chí của cá bên trong quan hệ lao động, Bồi thường thiệt hại có hai loại
+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật: Đây là trách nhiệm Bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp được pháp luật quy định trước, căn cứ là phải chịu trách nhiệm Bồi thường thiệt hại không cần biết các bên có thỏa thuận trước hay không.
+ Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên
Đây là trường hợp Bồi thường thiệt hại do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận trước hoặc sau khi thiệt hại xảy ra.
Tuy nhiên, pháp luật bảo vệ Người lao động nên không phải các bên muốn thỏa thuận như nào cũng được mà phải tuân theo quy định và giới hạn của pháp luật.
– Căn cứ vào thiệt hại xảy ra
+ Bồi thường thiệt hại về tài sản: Là trách nhiệm Bồi thường thiệt hại của một bên trong quan hệ lao động khi hành vi vi phạm của họ đã gây tổn thất về tài sản cho bên kia. Thông thường thì trách nhiệm Bồi thường thiệt hại thường chỉ áp dụng cho Người lao động nhưng trong một số trường hợp thì trách nhiệm này còn áp dụng cho cả người sử dụng lao động hoặc người thứ ba có liên quan đến quan hệ lao động.
+ Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: Là trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Người lao động trong quá trình lao động. Đây được xem là quy định đặc thù của luật lao động, khác hẳn so với trách nhiệm Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác trong quan hệ dân sự.
+ Bồi thường thiệt hại do chấm dứt Hợp đồng trái luật: Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có quyền tự do thỏa thuận theo ý chí của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhưng sau khi hợp đồng đã có hiệu lực thì các bên bắt buộc phải tuân thủ theo.
>> Xem thêm: Điều kiện năng lực chủ thể của người lao động
Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Sổ bảo hiểm xã hội bị mất hoặc thay đổi thông tin thì người lao động phải xử lý như thế nào? LAWKEY xin cung cấp quy định [...]
Trường hợp người lao động nghỉ việc không cần lý do mới nhất
Người lao động nghỉ việc không cần lý do trong những trường hợp nào? Thời hạn báo trước khi nghỉ việc không cần có lý do của [...]