Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì ? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào ? Những lưu ý tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý về thuế thu nhập doanh nghiệp
Để tìm hiểu và biết rõ cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính xác, chúng ta phải dựa trên các quy định cụ thể của pháp luật như:
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thông tư số 151/2014/TT-BTC
Thông tư số 119/2014/TT-BTC
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là gì ?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Số thuế phải nộp được dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN |
Trường hợp, doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN |
LawKey sẽ giải đáp từng thuật ngữ trong công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp để các bạn rõ:
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển |
1.1. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức:
Thu nhập chịu thuế = (doanh thu – chi phí được trừ) + thu nhập chịu thuế khác |
Trong đó:
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ. Bao gồm cả khoản phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Nếu DN kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không có thuế GTGT
– Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Chi phí được trừ là những khoản chi phí không nằm trong các khoản chi phí không được trừ theo quy định của pháp luật. Và đồng thời các khoản chi phí được trừ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
1.2. Thu nhập được miễn thuế
Xác định thu nhập được miễn thuế:
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN gồm 12 khoản thu nhập được miễn thuế TNDN quy định pháp luật.
1.3. Các khoản lỗ được kết chuyển
Xác định lỗ và chuyển lỗ:
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm. Kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.
>> Xem thêm: Những điều cần biết về thuế giá trị gia tăng
2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Phần Quỹ này được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
3. Thuế suất thuế TNDN
Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Mức thuế suất từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
Mức thuế suất 50% sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc,…
>>>Xem thêm:
Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Nộp thuế TNDN tạm tính theo quý trong công ty cổ phần
Quyết toán thuế năm đối với thuế TNDN trong CTCP
Trên đây là giải đáp thắc mắc về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với LawKey. LawKey tự hào là đơn vị dịch vụ kế toán thuế cho hàng trăm doanh nghiệp.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Khi xây dựng nhà ở phải nộp các loại thuế, phí gì?
Khi xây dựng nhà ở thì phải nộp những loại thuế, phí nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thuế xây [...]
Lịch nộp các loại tờ khai thuế và báo cáo thuế năm 2020
Doanh nghiệp cần chú ý đến thời hạn nộp các loại tờ khai thuế, báo cáo thuế đúng hạn để tránh bị xử phạt. Dưới [...]