Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành 2 thành viên
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên thường căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mà có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho hoặc huy động vốn từ thành viên khác để chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Sau đây, Công ty Luật TNHH LawKey kính gửi Quý khách hàng thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:
1. Phương thức chuyển đổi
Chủ sở hữu công ty chuyển đổi theo phương thức sau đây:
– Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác;
– Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác;
– Kết hợp cả hai phương án trên.
2. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định tại Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020;
– Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới;
3. Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho công dân, tổ chức qua email đã đăng ký.
Bước 2: Thời hạn giải quyết và trả kết quả hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Thời hạn để xử lý hồ sơ: 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ đã nộp cần sửa đổi, bổ sung thông tin, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung thông tin.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo chấp thuận và trả kết quả cho doanh nghiệp theo phương thức mà doanh nghiệp lựa chọn(có thể trực tiếp hoặc gián tiếp).
4. Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH LawKey
Luật LawKey gửi đến quý khách hàng dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp với nội dung công việc như sau:
+ Tư vấn, giải đáp thắc mắc của quý khách hàng trong quá trình thực hiện công việc chuyển đổi, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin giấy tờ cần thiết;
+ Tiếp nhận thông tin, giấy tờ và soạn thảo hồ sơ hẹn lịch để khách hàng ký hồ sơ;
+ Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh;
+ Theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ và nhận kết quả thay cho khách hàng;
+ Bàn giao kết quả tới Qúy khách hàng;
+ Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: 05 – 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH 1 TV sang Công ty TNHH 2TV. Nếu có vấn đề thắc mắc cần tư vấn hoặc giải đáp, Qúy khách hàng hãy liên hệ Luật LawKey để được tư vấn miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ của Luật LawKey!
Doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế cần làm gì?
Một trong những lý do để doanh nghiệp cấm dứt hợp đồng với người lao động đó là vì lý do kinh tế. Vậy trong trường [...]
Cổ đông sáng lập là gì ? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần có những lưu ý gì? Cổ đông sáng lập có gì khác so với các cổ đông còn lại [...]