Có bắt buộc nữ giới phải đi nghĩa vụ quân sự?
Có bắt buộc nữ giới phải đi nghĩa vụ quân sự? Năm 2024, nữ phải cao bao nhiêu mới được đi nghĩa vụ quân sự? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có bắt buộc nữ giới phải đi nghĩa vụ quân sự?
Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ phục vụ như sau:
“Điều 6. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.”
Như vậy, công dân nữ không bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên có thể tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Quy định về tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2024
Theo Công văn 4267/BQP-TM 2023, ngoài điều kiện, tiêu chuẩn chung như đối với tuyển chọn và gọi công dân nam nhập ngũ, đối với công dân nữ phải có đơn tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội, được đại diện gia đình và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận và đáp ứng một số điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể sau:
Về tuổi đời: Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; công dân đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi đến hết 27 tuổi; chưa lập gia đình, chưa có con.
Sức khỏe: Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng; riêng chiều cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Đã tốt nghiệp đào tạo trung cấp trở lên; ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của Quân đội. Trường hợp có năng khiếu thực hiện theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng.
Các đơn vị được giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nữ nhập ngũ được tuyển (tuyển lẻ) tại các địa phương trên toàn quốc và được tính vào chỉ tiêu tuyển quân năm 2024 của địa phương, đơn vị; phối hợp và bàn giao cho Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với các đơn vị phía Bắc), Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (đối với các đơn vị phía Nam) để huấn luyện chặt chẽ, bảo đảm đúng thời gian, an toàn tuyệt đối.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ được giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nữ chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với địa phương tổ chức tuyển chọn công dân nữ nhập ngũ đảm bảo chặt chẽ đúng điều kiện, tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về chất lượng công dân nữ nhập ngũ của đơn vị.
Quyền và nghĩa vụ của chiến sĩ nghĩa vụ quân sự tại ngũ
♣ Hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
♣ Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
- Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
- Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
(Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015)
>>Xem thêm: Không biết chữ có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Quy định pháp luật về nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy
Đối tượng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, [...]
Nuôi con nuôi là gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Nuôi con nuôi là gì? Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi? Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi con nuôi theo quy định pháp luật [...]