Có được tự ý cắt giảm nhân sự trong mùa dịch Covid-19?
Có được tự ý cắt giảm nhân sự trong mùa dịch Covid-19? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì Covid-19 được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc.
Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc với tính chất của bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu (theo Quyết định 447/QĐ-TTg)
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, nếu do tác động của Covid-19 mà buộc phải giảm chỗ làm việc thì doanh nghiệp được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.
2. Việc doanh nghiệp phải làm khi chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19
Trước khi cho người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo trước cho họ ít nhất:
Với công việc bình thường
– Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng.
– Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Với công việc đặc thù như thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên khai thác bay, người quản lý doanh nghiệp,…:
– Ít nhất 120 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng.
– Ít nhất bằng ¼ thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
3. Xử lý trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng không đúng luật
Như đã phân tích ở các mục trên, doanh nghiệp được phép cắt giảm nhân sự trong mùa dịch bằng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động nếu phải thu hẹp chỗ làm do Covid-19 nhưng phải đảm bảo thời gian báo trước.
Nếu không thực hiện đúng thủ tục mà cho người lao động nghỉ việc thì sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Khi đó, căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường cho người lao động như sau:
Nhận lại người lao động vào làm việc
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước,
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
Nhận người lao động trở lại làm việc nhưng người lao động không đồng ý
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước,
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
- Trả thêm trợ cấp thôi việc cho người lao động
Doanh nghiệp và người lao động đều không muốn hợp tác nữa
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước,
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
- Trả thêm trợ cấp thôi việc cho người lao động
- Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Xem thêm: Mức hưởng trợ cấp thôi việc theo Bộ Luật Lao động 2019
Trên đây là nội dung bài viết “Có được tự ý cắt giảm nhân sự trong mùa dịch Covid-19?“. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Ép người lao động đi làm dịp Tết Dương lịch 2024 có bị phạt không?
Doanh nghiệp ép người lao động đi làm dịp Tết Dương lịch 2024 có bị phạt không? Mức phạt như thế nào? Hãy cùng LawKey [...]
Trình tự hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động được hỗ trợ chi phí huấn luyện về an toàn vệ [...]