Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh
Để phục vụ nhu cầu an sinh xã hội: khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức thành hệ thống từ tuyến trung ương đến tuyến xã, phường, thị trấn. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Nhà hộ sinh là một loại trong các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống này.
Để được thực hiện hoạt động hộ sinh, nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Đáp ứng Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh được quy định tại Điều 30 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Đáp ứng các điều kiện: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
b) Các phòng chức năng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có các phòng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình, mỗi phòng phải có diện tích ít nhất là 10 m2; phòng đẻ phải có diện tích ít nhất là 16 m2, phải bố trí góc sơ sinh; phòng nằm của sản phụ có diện tích ít nhất là 10 m2. Trường hợp phòng nằm của sản phụ có từ 3 giường bệnh trở lên thì phải bảo đảm diện tích ít nhất cho một giường bệnh là 5 m2;
d) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có sử dụng các thiết bị bức xạ), xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Thiết bị y tế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đăng ký;
b) Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và được phép cung cấp dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh;
c) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
3. Tổ chức, nhân sự:
a) Người làm việc tại nhà hộ sinh nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ chuyên khoa sản phụ khoa hoặc hộ sinh viên tốt nghiệp đại học có chứng chỉ hành nghề;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 54 tháng;
– Là người hành nghề cơ hữu tại nhà hộ sinh.
4. Trường hợp nhà hộ sinh có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nhi theo quy định tại Điều 26 Nghị định này và tiêm chủng vắc-xin theo quy định của pháp luật về tiêm chủng thì được bổ sung vào quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn của nhà hộ sinh.
Trên đây là điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với Nhà hộ sinh LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Cấp lại,thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động
Thủ tục cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động được quy định cụ thể [...]
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Để được cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thủ tục xin cấp [...]