Điều kiện kinh doanh chăn nuôi trang trại
Kinh doanh chăn nuôi trang trại là ngành nghề kinh doanh nằm trong danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật đầu tư 2020. Cùng Lawkey tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh loại hình này nhé!
Quy định về quy mô chăn nuôi trang trại
Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi (theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018)
Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.
Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về quy mô chăn nuôi.
Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
– Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
– Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
– Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
– Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:
– Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;
– Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
Điều kiện kinh doanh chăn nuôi trang trại
Đối với các trang trại chăn nuôi nói chung
Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật chăn nuôi 2018 như đây:
– Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định;
– Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
– Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
– Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
– Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
Quy định về khoảng cách an toàn đối với trang trại chăn nuôi:
+ Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 150 mét.
+ Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 300 mét.
+ Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.
+ Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.
Đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
Cơ quan có thẩm quyền cấp:
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;
– Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I);
+ Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I).
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về điều kiện kinh doanh chăn nuôi trang trại.
>>Xem thêm: Điều kiện kinh doanh giống vật nuôi
Quý khách hàng có thắc mắc, hãy thể liên hệ với Lawkey theo thông tin sau:
Điện thoại: 024 665 65 366 | Hotline: 0967 591 128
Hoặc để lại lời nhắn trên Fanpage Facebook: LawKey – Chìa Khoá Pháp Luật

Thủ tục đăng ký tàu biển loại nhỏ
Theo quy định của Bộ luật hàng hải thì có quy định những loại tàu biển phải làm thủ tục đăng ký. Thủ tục đăng ký tàu [...]

Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Hồ sơ, trình tự cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP. [...]