Rác thải ở nước ta được phân loại như nào?
Nhiều quy định pháp luật về những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. Việc phân loại rác thải là một trong những hành vi giúp xử lý rác và bảo vệ môi trường.
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Phân loại rác thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của con người, động vật. Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là hữu cơ phục vụ cho con người. Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn tích” và bị vứt trả lại môi trường sống.
Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể. Trung bình sẽ có 0.5 – 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày. Nếu không được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải hữu cơ
Rác thải hữu cơ rất dễ phân hủy. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật. Rác thải hữu cơ bao gồm:
– Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối
– Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
– Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…
Rác thải vô cơ
Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp. Rác vô cơ bao gồm:
– Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
– Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân hủy hết trong 400 – 600 năm.
– Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.
Rác thải tái chế
Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm.
Rác thải văn phòng
Rác thải văn phòng được hiểu là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng. Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng…
Rác thải công nghiệp
Rác thải công nghiệp là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hóa học, phế liệu công nghiệp…
Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người cũng như môi trường sống xung quanh. Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi…
Rác thải công nghiệp được biết đến là các loại chai lọ thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích tăng trưởng…
>> Xem thêm: Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo pháp luật
Rác thải xây dựng
Rác thải xây dựng được thải ra môi trường xung quanh từ quá trình xây dựng, sửa chữa các công trình. Các loại rác thải này còn được gọi là xà bần, bao gồm gạch, đá, vụn đất….
Phân loại rác thải y tế
Rác thải y tế là những vật ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ cơ sở y tế. Phân loại rác thải y tế cụ thể như sau: Căn cứ theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
Chất thải lây nhiễm bao gồm:
– Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền;kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
– Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
– Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
– Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
– Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
– Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
– Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
– Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT
Chất thải y tế thông thường bao gồm:
– Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
– Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
– Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
Phân loại theo mức độ nguy hại
Nếu phân loại theo mức độ nguy hại thì rác thải có 2 loại rác thải không nguy hại và rác thải nguy hại.
Rác thải nguy hại là loại rác có chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, dễ nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm… Thậm chí chúng có thể tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người.
Rác thải không nguy hại là rác thải không chứa hoặc chứa ít các hợp chất có đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
>> Xem thêm: Nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Thủ tục trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm [...]
Hoãn và miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Trong một số trường hợp, cá nhân có thể được hoãn và miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. [...]