Điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Hiện nay, pháp luật đã công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là hợp pháp. Vậy điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây Lawkey xin được chia sẻ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ tới quý khách hàng:
♦ Căn cứ pháp lý:Nghị định số 10/2015/NĐ-CP; Nghị định số 98/2016/NĐ-CP ; Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ bao gồm:
I. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Là một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- Cơ sở phụ sản, sản – nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;
- Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản – nhi;
- Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản – nhi tư nhân;
- Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn.
II. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
1. Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;
- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
>> Xem thêm: Quy định về việc Mang thai hộ
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, gồm:
– Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
- Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 98/2016/NĐ-CP;
>> Xem thêm: Bản xác nhận Về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ
Trên đây là những thông tin về điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp nhất.
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
Điều kiện và nguyên tắc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Một trong những hình thức để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần [...]
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, thực hiện dự án đầu tư có thể phát sinh những thay đổi như về nguồn vốn đầu [...]