Điều kiện thủ tục kinh doanh Phân phối xăng dầu
Kinh doanh xăng dầu nói chung và phân phối xăng dầu nói riêng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, thương nhân cần đáp ứng những điều kiện, thủ tục chi tiết pháp luật đặt ra khi kinh doanh ngành nghề này.
Trong nội dung bài viết sau đây, Lawkey sẽ chia sẻ các quy định về điều kiện, thủ tục kinh doanh Phân phối xăng dầu theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Điều kiện kinh doanh phân phối xăng dầu: (Điều 13 Nghị định 83/2014/NĐ-CP)
a. Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
b. Có kho, bể dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
c. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
d. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Phòng thử nghiệm của thương nhân phải theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017 đối với các phép thử xăng dầu.
e. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
f. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư 43/2014/TT-BTNMT.
2. Thủ tục xin cấp phép hoạt động kinh doanh phân phối xăng dầu:
2.1 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh phân phối xăng dầu, bao gồm: (Khoản 2 Điều 14 Nghị định 83/2014/NĐ-CP)
– Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu
(theo Mẫu số 5 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh.
– Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu đáp ứng các điều kiện 2, 3, 4 nêu trên, kèm theo các tài liệu chứng minh;
– Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đáp ứng điều kiện 5 nêu trên, kèm theo các tài liệu chứng minh.
Xem thêm: Điều kiện thủ tục kinh doanh xăng dầu xuất nhập khẩu
Điều kiện thủ tục kinh doanh Pha chế xăng dầu
2.2 Nơi nhận hồ sơ: (Khoản 1 Điều 14 Nghị định 83/2014/NĐ-CP)
– Bộ Công Thương.
2.3 Thời hạn giải quyết: (Khoản 3 Điều 14 Nghị định 83/2014/NĐ-CP)
– Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu cho thương nhân. Trường hợp từ chối, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
2.4 Hiệu lực giấy phép: (Khoản 4 Điều 14 Nghị định 83/2014/NĐ-CP)
– Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp mới.
Lưu ý: Thương nhân đầu mối là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân phân phối xăng dầu và cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. Thương nhân đầu mối bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu.
Trên đây là nội dung chia sẻ Lawkey gửi tới quý bạn đọc về Điều kiện, thủ tục kinh doanh Phân phối xăng dầu theo quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline Lawkey!
Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp?
Việt Nam hiện nay đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài khá nhanh, vậy khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải [...]
Một số quy định của pháp luật về giãn tiến độ đầu tư
Giãn tiến độ đầu tư là việc kéo dài thời gian thực hiện dự án đầu tư. Dưới đây là một số quy định của pháp [...]