Đưa thông tin lên các nhóm “thông chốt” có bị xử phạt không?
Đưa thông tin lên các nhóm “thông chốt” có bị xử phạt không? Mức xử phạt được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người dân được giám sát hoạt động của công an không?
Theo Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 10. Những việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
3. Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.”
Như vậy, theo quy định trên thì người dân được quyền giám sát công an trong tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Việc giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Các hình thức giám sát công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng chức năng phải tuân thủ các hình thức giám sát của Nhân dân quy định tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA.
Đưa thông tin lên các nhóm “thông chốt” có bị xử phạt không?
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các hội nhóm “thông chốt” giao thông sinh ra nhằm để tránh công an, lách luật. Đây không phải là hình thức giám sát nhân dân hợp pháp, vi phạm nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA.
Do đó, việc cá nhân, tổ chức thu thập và sử dụng các thông tin về hoạt động của các chốt giao thông đưa lên các hội nhóm nhằm tránh chốt, né chốt là không đúng và sẽ bj xử phạt theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt hành vi đưa thông tin trái quy định lên các nhóm “thông chốt”
Theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin, tổ chức có hành vi: “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật” này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cá nhân có hành vi vi phạm tương tự mức phạt tiền bằng ½ mức phạt so với tổ chức.
>>Xem thêm: Tội giả mạo trong công tác theo Bộ luật hình sự
Trên đây là bài viết về: Đưa thông tin lên các nhóm “thông chốt” có bị xử phạt không?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ban hành quyết định xử phạt đúng thời hạn. Quy định về thời [...]
Chứng thực chữ ký theo quy định mới nhất tại Thông tư 01/2020/TT-BTP
Thông tư 01/2020/TT-BTP được ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2020. Chứng thực chữ [...]