Hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn
Hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Niêm yết chứng khoán là gì?
Căn cứ tại khoản 24 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa niêm yết chứng khoán như sau:
Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
Đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn bị xử phạt bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán
…
3. Hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn đến 01 tháng;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 01 tháng đến 03 tháng;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 03 tháng đến 06 tháng;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 06 tháng đến 09 tháng;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng;
e) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng hoặc không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán.”
Ngoài ra, còn buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày.
Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với tổ chức vi phạm trường hợp cá nhân vi phạm mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt tổ chức (theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP).
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận việc niêm yết chứng khoán?
Tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
“Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
…
đ) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;”
Như vậy, theo quy định trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc niêm yết chứng khoán.
>>Xem thêm: Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán là gì?
Trên đây là bài viết về: Hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Thủ tục thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu theo quy định
Khi nào phải điều chỉnh thông tin trong sổ hộ khẩu? Trình tự, thủ tục thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu được thực [...]
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì ? Thủ tục hồ sơ được hoàn thuế
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì ? Các trường hợp và hồ sơ được hoàn thuế như thế nào ? Hướng dẫn chi tiết về hoàn [...]