Các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam theo quy định hiện nay
Có nhiều nguyên nhân để một người mất quốc tịch Việt Nam. Luật quốc tịch Việt Nam 2008 đưa ra các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam theo quy định hiện nay một cách khá cụ thể.
Theo quy định tại Điều 26 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam bao gồm:
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
– Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
– Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Ngoài ra, người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Và đặc biệt hơn là các cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm: Trường hợp nào được trở lại quốc tịch Việt Nam hiện nay?
Thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam
Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người đã nhập quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định trên.
3. Theo quy định tại của Luật quốc tịch Việt Nam 2008
Ngoài hai căn cứ trên thì người mất quốc tịch Việt Nam còn được xem xét dựa trên hai căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Cụ thể:
Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
– Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
– Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.
Bên cạnh đó, đối với con chưa thành niên sinh sống cùng với cha hoặc mẹ thôi quốc tịch Việt Nam thì mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
4. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ cuối cùng trong việc xác định một người mất quốc tịch Việt Nam đó chính là điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Xem thêm: Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam theo pháp luật mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Hướng dẫn tính BHXH một lần trên VssID
Tính BHXH một lần trên VssID như thế nào? Mức hưởng BHXH một lần hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Theo quy định của pháp luật thì ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Người sở hữu nhà ở tại Việt Nam có quyền và nghĩa [...]