Giấy phép lao động hết hiệu lực trong những trường hợp nào?
Giấy phép lao động được cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, có thời hạn sử dụng không quá 02 năm. Vậy Giấy phép lao động hết hiệu lực trong những trường hợp nào?
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
Giấy phép lao động đã được cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ bị hết hiệu lực nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 174 Bộ luật lao động 2012, bao gồm:
– Giấy phép lao động hết thời hạn.
– Chấm dứt hợp đồng lao động.
– Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
– Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.
– Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Giấy phép lao động bị thu hồi.
– Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.
– Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.
Thông báo giấy phép lao động hết hiệu lực
Trách nhiệm thông báo trong trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực được quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
♣ Trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực do nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động về việc giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định.
♣ Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động khi giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
– Chấm dứt hợp đồng lao động.
– Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.
– Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.
– Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.
Xem thêm: Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Giấy phép lao động hết hiệu lực trong những trường hợp nào” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế 2023
Qua bài viết dưới đây, Lawkey xin được chia sẻ với bạn đọc những thông tin về quyền lợi từ bảo hiểm y tế được [...]
Trường hợp người lao động nghỉ việc được hưởng nguyên lương mới nhất
Người lao động nghỉ việc được hưởng nguyên lương trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nội [...]