Chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã chuyển việc khác
Người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã chuyển việc khác vẫn có thể được hưởng chế độ theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã chuyển việc khác được quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động đã chuyển việc khác
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, người lao động không còn làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp do yếu tố tác hại của nghề cũ gây nên trong khoảng thời gian bảo đảm kể từ ngày chuyển việc khác thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động
Hồ sơ hưởng chế độ
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã chuyển việc khác, không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2016/NĐ-CP:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.
Trình tự, thủ tục giải quyết
Trình tự giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
Bước 1: Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Trường hợp người lao động đã chuyển việc khác mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.
Bước 2: Giám định mức suy giảm khả năng lao động
Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.
Bước 3: Nộp hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người lao động gửi hồ sơ theo quy định trên đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo mẫu quy định tại Khoản 4, Điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Xem thêm: Chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm
Trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp đều là những khoản tiền mà người lao động nhận [...]
Người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?
Chốt sổ bảo hiểm là một thủ tục sau khi người lao động chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng lao động, [...]