07 hành vi bị nghiêm cấm trong việc tạm giữ, tạm giam
Có các hành vi bị nghiêm cấm trong việc tạm giữ, tạm giam được quy định trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người bị tạm giữ, tạm giam là ai?
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giữ, tạm giam là:
- Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
- Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc tạm giữ tạm giam
Theo quy định tại Điều 8 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong việc tạm giữ tạm giam bao gồm:
Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.
Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và luật khác có liên quan.
Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Các nguyên tắc trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Các nguyên tắc trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 bao gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và luật khác có liên quan.
- Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
>>Xem thêm: Quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Cấm đi khỏi nơi cư trú theo tố tụng hình sự
Cấm đi khỏi nơi cư trú trong tố tụng hình sự là gì? Được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Người giám định theo Bộ luật tố tụng hình sự
Người giám định là ai? Quyền và nghĩa vụ của người giám định được quy định như thế nào trong Bộ luật tố tụng [...]