- Lén lút trộm cắp thư tín, điện báo… do người khác quản lý và xem, sử dụng thông tin trong đó mà không được người sở hữu hoặc người quản lý đồng ý.
- Cầm hộ, nhận thư hộ người khác nhưng lại bóc ra xem.
- Nghe trộm cuộc nói chuyện của người khác thông qua điện thoại…
- Cha mẹ đọc tin nhắn của con, kiểm soát việc sử dụng điện thoại và cấm không cho con được nhắn tin, gọi điện cho bạn bè, thầy cô hoặc bắt xoá, kiểm tra các tin nhắn giữa con với bạn bè…
Như vậy, có thể hiểu, bất cứ hành vi xem, sử dụng, bóc mở… thư tín, điện thoại, điện tín nào không được sự cho phép của người sở hữu hoặc người được uỷ quyền quản lý thư tín, điện thoại, điện tín… đều có thể coi là hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác.
Xâm phạm bí mật thư tín có bị đi tù không?
Theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín… của người khác là hành vi vi phạm pháp luật trừ trường hợp khác do luật quy định. Do đó, khi vi phạm, người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Cá nhân khi xâm phạm bí mật đời tư trong đó có thư tín, điện tín, điện thoại…có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng với các hành vi:
- Tiết lộ, phát tán bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
- Thu thập, sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sau khi xâm phạm bí mật thư tín của người khác thì tiết lộ các thông tin này nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm e hoặc điểm m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Xử lý hình sự
Nếu mức độ vi phạm nguy hiểm đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác thì người phạm tội sẽ bị phạt tù như sau:
Mức phạt tù | Hành vi |
| Đã bị kỷ luật/phạt hành chính mà còn vi phạm về các hành vi:
|
01 – 03 năm | Thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội từ 02 lần trở lên; tiết lộ thông tin đã chiếm đoạt ảnh hưởng danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác; khiến nạn nhân tự sát. |
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 05 – 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm.