Hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu TNHS thế nào?
Theo quy định pháp luật hiện nay, người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu TNHS như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Diệt môi trường tự nhiên là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa quy định khái niệm diệt môi trường tự nhiên, nhưng có thể hiểu: Diệt môi trường tự nhiên là hành vi tận diệt khiến cho động vật, thực vật, con người bị tiệt chủng trên một địa bàn nhất định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái.
Hành vi diệt môi trường tự nhiên thì bị truy cứu TNHS thế nào?
Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về tội chống loài người như sau:
“Tội chống loài người
1. Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên, tùy vào mức độ gây thiệt hại mà có thể thuộc vào tội chống loài người và bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Hành vi diệt môi trường tự nhiên nhưng đã ăn năn hối cải có được giảm nhẹ TNHS?
Tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
“Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;“
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên nếu đã ăn năn hối cãi thì có thể sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị kết tội về tội chống loài người.
Hành vi diệt môi trường tự nhiên được phân loại vào nhóm tội phạm nào?
Tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về phân loại tội phạm như sau:
“Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Người thực hiện hành vi diệt môi trường tự nhiên phạm tội chống loài người với mức phạt cao nhất của các khung hình phạt là phạt tù 20 năm và tử hình.
Như vậy, căn cứ theo phân loại tội phạm, thì người phạm tội này được xếp vào loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
>>Xem thêm: Đã khắc phục toàn bộ hậu quả còn phải chịu TNHS không?
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
Trong vụ sạt lở tại Đà Lạt đang gây xôn xao dư luận, ở phía công an đã khởi tố để điều tra về hành vi vi phạm quy định [...]
Mức phạt tội tàng trữ, không giao nộp vật liệu nổ
Xử phạt tàng trữ không giao nộp vật liệu nổ theo pháp luật như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]