Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp phá sản
Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, không phải doanh nghiệp nào cũng lớn mạnh và phát triển tốt, vì vậy vẫn còn nhiều lý do khiến cho doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần và dẫn đến mất khả năng thanh toán. Rơi vào hoàn cảnh đó, việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách mở thủ tục phá sản là lựa chọn tốt và thường được chủ doanh nghiệp lựa chọn. Vậy hậu quả pháp lý sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là gì?
Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp phá sản
Các khái niệm
- Căn cứ theo khoản 2 điêu 4 Luật phá sản 2014 quy định thì doanh nghiệp phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
- Mất khả năng thanh toán cũng được Luật phá sản 2014 quy định rõ tại khoản 1 điều 4 như sau “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”
Đặc điểm của doanh nghiệp phá sản
- Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Được Tòa án nhân dân ra quyết định và tuyên bố phá sản.
Xem thêm: Trình tự mở thủ tục phá sản
Hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp phá sản
Doanh nghiệp khi mất khả năng thanh toán sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Sau khi có quyết định của tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản hậu pháp lý của doanh nghiệp phá sản khi đó là gì?
Tình trạng pháp lý sau khi doanh nghiệp phá sản
Căn cứ theo Điều 109 Luật phá sản 2014 quy định về việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo và đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật này thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định
Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp sau khi phá sản
Theo Điều 110 Luật phá sản 2014 quy định thì doanh nghiệp sau khi có quyết định tuyên bố phá sản có nghĩa vụ về tài sản là
- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật này không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cấm đảm nhiệm chức vụ đối với chủ doanh nghiệp phá sản
Theo Điều 130 Luật phá sản 2014 quy định các cá nhân bị cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp phá sản cụ thể như sau:
- Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước.
- Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát trong Công ty cổ phần
Ban kiểm soát trong công ty cổ phần có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc [...]

Điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi
Ngoài trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, pháp luật quy định như thế nào về điều kiện phát hành trái phiếu [...]