Hoạt động chế bản, in, gia công sau in cần đáp ứng điều kiện gì?
Cơ sở in có thể tiến hành nhận chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm như tem chống giả, ấn phẩm báo chí,… Vậy để hoạt động chế bản, in, gia công sau in cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện hoạt động
Cơ sở in hoạt động chế bản, in, gia công sau in phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
– Có hợp đồng in bằng văn bản hoặc phiếu đặt in theo mẫu quy định giữa cơ sở in với cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in (bao gồm việc tăng số lượng đối với từng sản phẩm in);
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp đủ các giấy tờ sau đây:
+ Bản mẫu của sản phẩm đặt in đã được đóng dấu hoặc có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân có sản phẩm đặt in;
+ Giấy tờ liên quan đến sản phẩm nhận in và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan theo quy định dưới đây.
Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động in theo quy định mới nhất
Các giấy tờ liên quan đến sản phẩm in
Bên cạnh việc cung cấp các bản mẫu của sản phẩm đặt in, cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in phải cung cấp thêm các giấy tờ liên quan đến sản phẩm nhận in, cụ thể như sau:
Sản phẩm nhận in | Giấy tờ cần cung cấp | Căn cứ pháp lý |
Ấn phẩm báo chí | 1. Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí đối với sản phẩm in là báo, tạp chí. 2. Bản sao có chứng thực giấy phép xuất bản bản tin đối với sản phẩm in là bản tin và các ấn phẩm báo chí khác. | Điều 17 Nghị định 60/2014/NĐ-CP |
Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá | 1. Cơ sở in chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá khi tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật chuyên ngành về các yêu cầu thủ tục khi in sản phẩm đó. 2. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm đặt in phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đặt in với cơ sở in. | khoản 10 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP |
Xem thêm: Cấp lại Giấy phép hoạt động in và các trường hợp thu hồi giấy phép
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Hoạt động chế bản, in, gia công sau in cần đáp ứng điều kiện gì?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì? Gồm những ai?
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là gì? Gồm những ai? Sau đây, Lawkey xin được giải đáp thắc mắc của bạn đọc [...]
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Giám định thương mại là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù. Vậy điều kiện kinh doanh dịch vụ [...]